DR LƯỢNG

Phẫu thuật kéo dài chân nâng chiều cao

Dr Lượng đã triển kỹ thuật kéo dài chân mới (phương pháp LON) tại bệnh viện 108 và sáng chế khung kéo dài chân (99% ca kéo dài chân nâng chiều cao tại Việt Nam đang sử dụng khung của Dr Lượng)

Satisfied patients

Từ khi phẫu thuật xong tôi cảm thấy chơi tốt hơn đá hay hơn.

1 chàng trai kéo dài chân trả lời phỏng vấn của VTV khi chơi bóng đá

Câu hỏi thường gặp về phẫu thuật kéo dài chân

Kéo dài chân dành cho ai?
Có 2 đối tượng thường tiến hành kéo dài chân: - Đối với những người lệch chiều dài 2 chân từ 2- 3cm trở lên. Đối với những người lệch dưới 2-3 cm thì ưu tiên sử dụng độn giày. - Người có tầm vóc thấp hoặc trung bình có nguyện vọng kéo dài chân nâng chiều cao.
Địa chỉ uy tín kéo dài chân?
Hiện nay phẫu thuật kéo dài chân chỉ thực hiện tại 1 số trung tâm Chấn thương chỉnh hình lớn với số ít Bác sĩ có kinh nghiệm về kéo dài chân (số lượng này đếm trên đầu ngón tay). - Kéo dài chân tại Hà nội: Bệnh viện TƯQĐ 108 - Kéo dài chân tai Hồ Chí Minh: Bệnh viện CTCH thành phố.
KÉO DÀI CHÂN THỰC HIỆN Ở CÁC VỊ TRÍ NÀO?
- Kéo dài chân có thể được thực hiện ở cẳng chân hoặc đùi. Việc quyết định kéo dài chân ở đâu tùy thuộc vào thực tế. - Nếu bệnh nhân bị chênh lệch chiều dài 2 chân: Nếu ngắn ở đùi thì sẽ thực hiện kéo dài chân ở đùi. Nếu ngăn ở cẳng chân thì kéo dài chân ở cẳng chân.
NÊN KÉO DÀI CHÂN Ở CẲNG CHÂN HAY ĐÙI
Đối với người kéo dài chân nâng chiều cao: Lựa chọn lý tưởng về kéo dài chân là thực hiện vừa kéo dài ở đùi và cẳng chân. Tuy nhiên, chi phí sẽ nhân đôi, thời gian điều trị cũng gấpđôi, nguy cơ tai biến cũng gần như nhân đôi. Vì vậy, đa số bệnh nhân sẽ chỉ thực hiện kéo dài ở cẳng chân hoặc ở đùi. Kéo dài chân ở cẳng chân sẽ ưu điểm hơn kéo dài ở đùi vì: - Mất máu ít hơn - Thời gian mổ ít hơn - Biến đổi trục của toàn bộ chi dưới sẽ ít hơn. - Người được kéo cẳng chân sẽ nhìn cao hơn so với kéo dài đùi, bởi lẽ ranh giới của cẳng chân rõ hơn ở đùi, trong khi ranh giới trên của đùi không rõ ràng. Tương tự, khi một người khi đeo thắt lưng lên cao sẽ được người khác cảm thấy cao hơn so với khi đeo thắt lưng trễ.
CÓ NHỮNG PHƯƠNG PHÁP KÉO CHÂN NÀO?
Có 4 phương pháp kéo dài chân: 👉 Kéo dài bằng khung cố định ngoài đơn thuần: - Bệnh nhân phải đeo khung đến khi xương liền. Như vậy, thời gian đeo khung khoảng gần 1 năm nếu kéo dài khoảng 7 cm. Chính vì nhược điểm này, trong những năm 2011 tôi đã nghiên cứu phương pháp kéo dài chân bằng khung cố định ngoài kết hợp với đinh nội tủy và lần đầu tiên áp dụng thành công tại Bệnh viện 108. 👉 Kéo dài chân bằng khung cố định ngoài kết hợp đinh nội tủy (Phương pháp này được tôi nghiên cứu và đưa vào thực hiện tại BV 108 những năm 2011 ): - Bệnh nhân được đóng 1 đinh nội tủy vào trong long ống tủy của xương đùi hoặc xương chày có tác dụng làm nòng khi kéo để xương không lệch trục, còn khung cố định ngoài có tác dụng kéo dài xương dần dần. Tuy nhiên, khác phương pháp 1 là khi xương được kéo đủ chiều dài, thường khoảng 2,5 – 3 tháng, thì bác sĩ sẽ bắt vít chốt ngang của đinh nội tủy, và tháo khung cố định ngoài. Bệnh nhân sinh hoạt thuận lợi, đi lại sớm hơn. - Ưu điểm: Thời gian kéo dài chân ngắn khoảng 1mm/1ngày 👉 Kéo dài chân bằng đinh nội tủy tự dãn: - 1 đinh nội tủy đặc biệt được đóng vào trong ống tủy của xương chày hoặc xương đùi, xương được cắt rời. Sau đó, dưới tác dụng của một điều khiển bên ngoài, đinh sẽ tự động dãn dài dần ra và kéo xương dài dần. - Ưu điểm: Bệnh nhân không phải đeo khung cố định ngoài, tránh dược sẹo do chân đinh của khung cố định ngoài, tránh được nguy cơ nhiễm khuẩn chân đinh, ít đau do chân đinh cố định ngoài. - Nhược điểm: Chi phí rất đắt, gấp nhiều lần gần kéo theo phương pháp đinh nội tủy. - Đường kính đinh tự dãn thường không phù hợp với xương chày của người Việt nam, nên thường được sử dụng để kéo dài đùi. - Một số biến chứng vẫn có thể gặp như gãy đinh, kẹt đinh, tốc độ kéo dài không theo ý muốn, chênh lệch chiều dài 2 chân … 👉 Kéo dài chân bằng khung cố định ngoài kết hợp nẹp khóa (Phương pháp được tôi nghiên cứu mới và đã áp dụng tại Bệnh viện 108 khoảng năm 2019): - Bệnh nhân được lắp khung cố định ngoài để kéo dài đùi hoặc cẳng chân. Khi kéo dài chân đủ chiều dài (thường 2,5-3 tháng nếu kéo dài 7cm), bác sĩ sẽ bắt 1 nẹp khóa bắc cầu vị trí xương được kéo dài và khung được tháo ra. - Phương pháp này được áp dụng để kéo dài chân ở trẻ em, ở người có xương biến dạng không đóng được đinh, hoặc ống tủy xương chày quá nhỏ không đóng được đinh nội tủy. Phương pháp này cũng được chúng tôi áp dụng kéo dài thành công ở đùi. Với phương pháp này, xương biến dạng có thể được vừa kéo dài vừa được chỉnh thẳng trục.
KHUNG KÉO DÀI CHÂN ĐANG SỬ DỤNG TẠI VIỆT NAM?
Hiện nay, khi kéo dài chân bằng khung cố định ngoài kết hợp đinh nội tủy; khung kéo dài chân được sử dụng ở Việt nam có 2 loại: 👉 Khung Ilizarov: phức tạp khó vận hành sau mổ, nên tôi đã không còn sử dụng từ nhưng năm 2010-2011. Đây cũng là tiền đề để nghiên cứu tạo ra khung 2157 👉 Khung kéo dài chân 2157 theo sáng chế 2157 của TS. Nguyễn Văn Lượng: Khung có cấu tạo đơn giản, bệnh nhân vận hành dễ dàng, khung đủ vững để kéo dài chân đến 11-12cm.
TẠI SAO NÊN THỰC HIỆN KÉO DÀI CHÂN TẠI BV 108?
Bệnh viện 108 có kinh nghiệm kéo dài chân nhất Việt Nam 👉 Có tác giả của khung kéo dài chân 👉 Có bác sỹ kinh nghiệm kéo dài chân thành công với số lượng bệnh nhân hang trăm bệnh nhân …
TỐI ĐA CÓ THỂ KÉO DÀI CHÂN ĐƯỢC BAO NHIÊU?
- Kéo dài cẳng chân hoặc đùi nên vừa phải để cơ thể cân đối, tránh các biến chứng co rút gân cơ, liền xương kém. Kinh nghiệm của các tác giả trên thế giới và chúng tôi thấy rằng, nên kéo ở mức 25-30% chiều dài xương được kéo. - Ca kéo dài cẳng chân dài nhất được chúng tôi thực hiện là 11 cm, cả cẳng chân và đùi là 18 cm.
ĐỘ TUỔI PHÙ HỢP KÉO DÀI CHÂN LÀ BAO NHIÊU?
Kéo dài chân nên được thực hiện khi hết tuổi phát triển chiều cao, tức nên sau 18 tuổi. Kinh nghiệm của chúng tôi thấy rằng, tuổi kéo dài chân không nên quá 35 ở nữ và 40 ở nam
SAU KHI KÉO DÀI CHÂN CÓ YẾU KHÔNG?
Sau kéo dài chân, khi xương đã liền, sau một thời gian tập phục hồi chức năng thì chân sẽ khỏe như bình thường.
SAU THỜI GIAN KÉO DÀI CHÂN BAO LÂU CÓ THỂ ĐI LẠI ĐƯỢC
Sau tháo khung khoảng 1 tháng là có thể đi lại trong khung, sau mổ lần đầu khoảng 6-7 tháng là có thể đi lại xa được.
TRONG QUÁ TRÌNH KÉO DÀI CHÂN TÔI CÓ CHẦN NGƯỜI TRỢ GIÚP KHÔNG?
Trong thời gian đeo khung, người bệnh thường đi lại khó khăn, vì thế nên cần người trợ giúp. Mặc dù, một số bạn có thể đi lại trong khung, một số bạn tự phục vụ được.
PHÂU THUẬT KÉO DÀI CHÂN THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO
Kéo dài chân không khó song đòi hỏi sự kiên trì và chịu khó mới có kết quả tốt nhất. Kéo dài chân được thực hiện theo 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Chuẩn bị trước mổ, mổ đóng đinh, lắp khung, cắt xương (mổ lần 1). Bệnh nhân nằm viện khoảng 2 tuần. - Giai đoạn 2: Kéo dài dần dần sau mổ và bắt vít chốt ngoại vi của đinh nội tủy khi đã kéo đủ chiều dài (mổ lần 2). BN nằm viện khoảng 4-5 ngày. Thường sau mổ lần 1 từ 2,5- 3 tháng tùy mức kéo dài chân. - Giai đoạn 3: Chờ liền xương và tháo đinh nội tủy khi xương liền vững (mổ lần 3). BN nằm viện khoảng 3-5 ngày. Thường sau mổ lần 1 từ 2-3 năm.
THỜI GIAN ĐEO KHUNG LÀ BAO LÂU
Sau mổ, tốc độ kéo dài thường 1mm/ngày, vì vậy nếu kéo dài 7-8cm thì thời gian đeo khung khoảng 2,5-3 tháng.
CÓ CẦN TẬP VẬT LÝ TRỊ LIỆU HAY KHÔNG TẬP NHƯ THẾ NÀO
Sau mổ, bênh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn tập luyện phục hồi chức năng. Bệnh nhân có thể tự tập theo hướng dẫn. Nếu có điều kiện, bệnh nhân nên tập phục hồi chức năng ở cơ sở tập phục hồi chức năng hoặc thuê kỹ thuật viên về tập tại nhà
CÓ NÊN SỬ DỤNG TẾ BÀO GỐC KHÔNG VÀ HIỆU QUẢ NHƯ THẾ NÀO
Tế bào gốc có tác dụng tăng quá trình liền xương, hạn chế nguy cơ khuyết xương, chậm liền xương. Tuy vậy, nó chỉ có tác dụng rõ nét ở bệnh nhân liền xương kém, còn ở bệnh nhân liền xương tốt thì tác dụng của nó chỉ có mức độ. Vì vậy, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn có cần sử dụng tế bào gốc hay không trong quá trình theo dõi khi kéo dài chân.
GÂY MÊ HAY GÂY TÊ TRONG QUÁ TRÌNH PHẪU THUẬT NHƯ THẾ NÀO?
Người bệnh sẽ được gây mê hoặc gây tê trong quá trình mổ 👉 Gây mê: Người bệnh được gây mê qua 1 ống đặt vào khí quản và dưới tác dụng thuốc mê, sẽ được gây mê trong suốt quá trình mổ. 👉Gây tê: Người bệnh được tiêm thuốc tê vào trong tủy sống ở thắt lưng. Dưới tác dụng của thuốc tê tủy sống, nửa cơ thể dưới từ rốn trở xuống sẽ mất cảm giác, vận động. Trong quá trình mổ, người bệnh vẫn tỉnh táo nhưng không đau gì. Nếu bệnh nhân sợ thì bá sỹ sẽ cho dùng thuốc ngủ để ngủ.
SAU MỔ CÓ ĐAU KHÔNG?
👉 Sau mổ, bệnh nhân hầu như không đau do được đặt giảm đau sau mổ. 👉 Thuốc tê tủy sống chỉ có tác dụng giảm đau sau mổ khoảng 3 giờ. Vì vậy, để không đau sau mổ sau tê tủy sống hoặc sau gây mê, người bệnh sẽ được đặt 1 ống rất nhỏ vào cạnh tủy sống, sau đó sẽ được 1 bơm tiêm điện bơm thuốc tê với liều rất nhỏ vào cạnh tủy sống. Bệnh nhân vẫn vận động được chân nhưng không bị đau sau mổ. Giảm đau sau mổ sẽ duy trì khoảng 3 ngày.